Python dainganxanh
  • Lời nói đầu
  • Chương I. SƠ LƯỢC
    • Bài 1. Cài đặt môi trường
    • Bài 2. Từ khóa và định danh
    • Bài 3. Câu lệnh, khối lệnh và chú thích
    • Bài 4. Nhập, xuất dữ liệu
    • Bài 5. Toán tử và lệnh gán
    • Bài 6. Biến, Hằng
    • Bài 7. Kiểu dữ liệu
    • Bài 8. Thao tác với tệp (cơ bản)
    • Bài 9. Tổng quan về Python
    • Bài tập chương 1
  • Chương II. RẼ NHÁNH - LẶP
    • Bài 10. Cấu trúc rẽ nhánh if…else
    • Bài 11. Cấu trúc lặp với for
    • Bài 12. Cấu trúc lặp với while
    • Bài 13. Lệnh break và continue
    • Bài tập chương 2
  • Chương III. HÀM & MODULE
    • Bài 14. Hàm
    • Bài 15. Tham số hàm
    • Bài 16. Đệ quy
    • Bài 17. Hàm ẩn danh
    • Bài 18. Biến toàn cục và cục bộ
    • Bài 19. Module
    • Bài 20. Package
  • Chương IV. KIỂU DỮ LIỆU
    • Bài 21. Dữ liệu kiểu số
    • Bài 22. Dữ liệu kiểu string
    • Bài 23. Dữ liệu kiểu list
    • Bài 24. Dữ liệu kiểu tuple
    • Bài 25. Dữ liệu kiểu set
    • Bài 26. Dữ liệu kiểu dictionary
  • Chương V. TỆP & THƯ MỤC
    • Bài 27. Đọc và ghi file
    • Bài 28. Quản lý file và folder
  • Chương VI. LỖI & NGOẠI LỆ
    • Bài 29. Ngoại lệ
    • Bài 30. Xử lý ngoại lệ
    • Bài 31. Xây dựng ngoại lệ
  • Chương VII. HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG
    • Bài 32. Lập trình hướng đối tượng
    • Bài 33. Đối tượng và Lớp
    • Bài 34. Kế thừa
    • Bài 35. Đa kế thừa
    • Bài 36. Nạp chồng toán tử
  • Chương VIII. NGÀY - GIỜ
    • Python datetime
    • Python strftime()
    • Python strptime()
    • Current date and time
    • Get Current time
    • Timestamp to datetime
    • Python time Module
    • Python sleep()
  • Chương IX. CHỦ ĐỀ NÂNG CAO
    • Python Iterators
    • Python Generators
    • Python Closures
    • Python Decorators
    • Python @property decorator
    • Python RegEx
    • Python Examples
  • PHỤ LỤC - GHI CHÉP
    • Hàm map()
    • Cài Sublime Text để code Python
    • Ghi chép - ghi chú
    • Mảng 2 chiều
    • Công thức với dãy số
  • Tài liệu tham khảo
  • www.dainganxanh.com
  • 🐍Khóa học Python
  • 🤷‍♀️Hỏi đáp, chia sẻ (FG)
  • 🎮Sinh Test chấm Themis
Powered by GitBook
On this page
  • 1. Câu lệnh
  • 1.2 Khối lệnh
  • 1.3 Chú thích trong Python
  • 1.4 Docstring – Chú thích đối tượng

Was this helpful?

  1. Chương I. SƠ LƯỢC

Bài 3. Câu lệnh, khối lệnh và chú thích

1. Câu lệnh

Những hướng dẫn mà trình thông dịch Python có thể thực hiện được gọi là các câu lệnh. Ví dụ, a = 1 là một lệnh gán. Lệnh if, lệnh for, lệnh while,... là những loại lệnh khác mà chúng ta sẽ được tìm hiểu chi tiết trong các bài sau.

Thông thường mỗi dòng là một câu lệnh. Ví dụ, chương trình sau gồm 2 câu lệnh:

a = 5
print(a)

Lưu ý: Khác với C++ và Pascal, Python không cần dấu ; để kết thúc câu lệnh.

Nhiều câu lệnh có thể được viết trên cùng một dòng nhưng phải được phân cách nhau bởi dấu chấm phẩy ; . Ví dụ, chương trình dưới đây gồm 3 câu lệnh:

a = 1; b = 2; c = 3

Một câu lệnh cũng có thể viết trên nhiều dòng với điều kiện: sử dụng dấu nối dòng \ hoặc các dòng được đặt trong dấu ngoặc (), [], {}.

Ví dụ:

a = 1 + 2 + 3 + \
    4 + 5 + 6 + \
    7 + 8 + 9

Hoặc

a = (1 + 2 + 3 +
    4 + 5 + 6 +
    7 + 8 + 9)

Hoặc

colors = ['red',
        'blue', 'green'
        ]

1.2 Khối lệnh

Nếu Pascal, C++ hay Java dùng cặp ngoặc nhọn để bao một khối lệnh thì Python lại dùng cách thụt đầu dòng để đánh dấu khối lệnh.

Một khối lệnh (thường là khối lệnh của hàm, vòng lặp,...) bắt đầu với thụt lề và kết thúc với dòng đầu tiên không thụt lề. Thụt lề bao nhiêu là tùy ý nhưng chúng phải nhất quán trong suốt khối lệnh đó (các lệnh trong cùng một khối thì phải có độ thụt lề bằng nhau).

Ví dụ:

for i in range(1,11):
    print(i)
    if i == 5:
        break
input()

Cũng chương trình trên nhưng nếu chúng ta viết lại như sau sẽ bị báo lỗi và chương trình không được thực thi:

for i in range(1,11): 
  print(i); 
    if i == 5:
        break
input()

Lý do báo lỗi là do các lệnh thuộc vòng for không được thụt lề giống nhau (print và if là cùng cấp (cùng nằm trong lệnh for:) nên phải được thụt lề như nhau)

1.3 Chú thích trong Python

Chú thích trên một dòng được bắt đầu bằng dấu thăng #

Chú thích nhiều dòng được đặt trong cặp ba dấu nháy đơn """

Ví dụ: Cả 2 chương trình dưới đây đều in ra chữ “Hello”

#This is a comment
#print out Hello
print('Hello')
input() 

# input() để dừng màn hình như readline;(Pascal) hay getch();(C++)

Và

"""This is also a perfect example of
multi-line comments"""
print('Hello')
input()

1.4 Docstring – Chú thích đối tượng

Docstring là viết tắt của Documentation string - chuỗi tài liệu, dùng để chú thích tóm tắt chức năng cho những đối tượng (mô đun, hàm, method,…).

Ba dấu nháy kép được sử dụng để viết docstring như ví dụ dưới đây:

def nhandoi(num):
    """Hàm nhân đôi giá trị nhập vào"""
    return 2*num

Viết như trên, sau này ta có thể tra cứu (in ra) docstring của hàm để biết chức năng của hàm đã viết. Cách in như sau:

print(nhandoi.__doc__)

Kết quả sẽ là: “Hàm nhân đôi giá trị nhập vào”

PreviousBài 2. Từ khóa và định danhNextBài 4. Nhập, xuất dữ liệu

Last updated 4 years ago

Was this helpful?