Bài 31. Xây dựng ngoại lệ

Ngoại lệ do người dùng tự định nghĩa

Trong lập trình Python, các ngoại lệ phát sinh khi lỗi logic. Ta cũng có thể sinh các ngoại lệ theo cách thủ công bằng cách sử dụng từ khóa raise.

Hãy xét một số ví dụ dưới đây và thực hành xây dựng ngoại lệ

Ví dụ 1

Chương trình yêu cầu nhập một số thỏa điều kiện, lặp đến khi nào người dùng nhập đúng mới thôi.

while True:
    try:
        x = int(input('Nhập một số nguyên trong khoảng 1-10: '))
        if x<1 or x>10:
            raise Exception
        print(f'Bạn vừa nhập một số hợp lệ: x = {x}')
        break
    except:
        print('Số vừa nhập ngoài khoảng cho phép. Nhập lại nhé!')
while True:
    try:
        a = int(input("Nhập số nguyên dương: "))
        if a <= 0:
                raise ValueError("Đó không phải là số nguyên dương!")
        else: break
    except ValueError as ex:
            print(ex)

print(f'Thực hiện các thao tác với {a}')

Ví dụ 2

Trò chơi đoán số. Chương trình sẽ sinh ngẫu nhiên một số trong khoảng 1 đến 99. Người chơi nhập số từ bàn phím đến khi trùng với số được sinh ngẫu nhiên trước đó. Khi đoán đúng, chương trình sẽ thông báo chúc mừng và đưa ra số lần đã đoán.

class Loi(Exception):
    """Lớp cơ sở cho những ngoại lệ khác"""
    pass

class SoNhoQua(Loi):
    """Phát sinh khi số nhập vào nhỏ quá"""
    pass

class SoLonQua(Loi):
    """Phát sinh khi số nhập vào lớn quá"""
    pass

# Sinh ngẫu nhiên một số nguyên
import random as rd
number = rd.randint(1,100)

# nhập số đoán
landoan = 0
while True:
    try:
        n = int(input("Nhập vào số nguyên: "))
        landoan +=1
        if n < number:
            raise SoNhoQua
        elif n > number:
            raise SoLonQua
        break
    except SoNhoQua:
        print("Số này chưa đủ lớn - nhập lại nhé!")
        print()
    except SoLonQua:
        print("Số này lớn quá, thử lại xem!")
        print()

print(f"Xin chúc mừng! Bạn đã đoán chính xác trong {landoan} lần đoán.")

Tùy chỉnh lớp ngoại lệ (Exception Classes)

Phần này liên quan đến lớp (class) thuộc kiến thức lập trình hướng đối tượng. Ta có xem qua ví dụ và sẽ trở lại tìm hiểu sau khi học về Lớp trong lập trình hướng đối tượng ở chương sau .

Ví dụ

class LuongKhongHopLe(Exception):
    """Ngoại lệ này pháp sinh khi có lỗi nhập liệu.

    Attributes:
        luong -- số liệu nhập vào có thể phát sinh lỗi
        thongbao -- giải thích lỗi
    """

    def __init__(self, luong, thongbao='''Lương nhập vào 
                        ngoài khoảng (5000, 15000)'''):
        self.luong = luong
        self.thongbao = thongbao
        super().__init__(self.thongbao)


luong = int(input("Nhập lương: "))
if not 5000 < luong < 15000:
    raise LuongKhongHopLe(luong)
class LuongKhongHopLe(Exception):
    """Exception raised for errors in the input luong.

    Attributes:
        luong -- input luong which caused the error
        thongbao -- explanation of the error
    """

    def __init__(self, luong, thongbao="Lương không trong khoảng (5000, 15000)"):
        self.luong = luong
        self.thongbao = thongbao
        super().__init__(self.thongbao)

    def __str__(self):
        return f'{self.luong} -> {self.thongbao}'


luong = int(input("Nhập số lương: "))
if not 5000 < luong < 15000:
    raise LuongKhongHopLe(luong)

Last updated